Làm sao để tránh các tác hại đến sức khoẻ khi làm việc với hoá chất

From Audiopedia - Accessible Learning for All
Jump to: navigation, search
QR for this page

https://www.audiopedia.org/L%C3%A0m_sao_%C4%91%E1%BB%83_tr%C3%A1nh_c%C3%A1c_t%C3%A1c_h%E1%BA%A1i_%C4%91%E1%BA%BFn_s%E1%BB%A9c_kho%E1%BA%BB_khi_l%C3%A0m_vi%E1%BB%87c_v%E1%BB%9Bi_ho%C3%A1_ch%E1%BA%A5t

Để giảm thiểu các rủi ro về mặt sức khoẻ khi làm việc với hoá chất độc hại, hãy:

  • Tránh để hoá chất tiếp xúc với da. Khi sử dụng hoá chất ở nhà, dùng găng tay cao su (hoặc túi nylon). Khi sử dụng hoá chất ở nơi làm việc, bao gồm cả việc làm vườn, sử dụng găng tay dày và mang giày. Nếu không hoá chất có thế tiếp xúc với cơ thể bạn.
  • Rửa tay sau khi chạm vào hoá chất. Nếu bạn đã sử dụng các loại hoá chất mạnh như là thuốc trừ sâu, hãy thay đổi quần áo của bạn và rửa sạch trước khi ăn hay trở vào nhà. Sử dụng găng tay cao su khi giặt những quần áo này.
  • Tránh hít thở hơi (khói) từ hoá chất. Làm việc nơi thông thoáng không khí trong lành. Quần áo và khẩu trang giấy sẽ không bảo vệ bạn tránh khỏi việc hít phải hơi hoá chất.
  • Giữ hoá chất tránh xa thức ăn. Không bao giờ sử dụng thùng chứa hoá chất để đựng thức ăn hay nước, ngay cả khi nó đã được làm sạch. Thùng chứa có thể sạch nhưng vẫn có thể còn tồn lại đủ lượng hoá chất đầu độc thức ăn và nước. Không dùng bình xịt gần thức ăn và khi có gió.

Nếu để hoá chất rơi vào mắt, dội nước ngay lập tức. Thực hiện liên tục trong 15 phút. Không để nước rửa trôi vào mắt khác. Nếu mắt bị bỏng, hãy đến khám bác sĩ.

Giữ hoá chất tránh xa tầm tay trẻ em. Luôn đọc kỹ thông tin cảnh báo ghi trên nhãn.

Sources
  • Burns, A. A., Niemann, S., Lovich, R., Maxwell, J., & Shapiro, K. (2014). Where women have no doctor: A health guide for women. Hesperian Foundation.
  • Audiopedia ID: vi030114