Làm thế nào để phòng ngừa những vấn đề về sức khỏe và tăng trưởng của con tôi do suy dinh dưỡng

From Audiopedia - Accessible Learning for All
Jump to: navigation, search
QR for this page

https://www.audiopedia.org/L%C3%A0m_th%E1%BA%BF_n%C3%A0o_%C4%91%E1%BB%83_ph%C3%B2ng_ng%E1%BB%ABa_nh%E1%BB%AFng_v%E1%BA%A5n_%C4%91%E1%BB%81_v%E1%BB%81_s%E1%BB%A9c_kh%E1%BB%8Fe_v%C3%A0_t%C4%83ng_tr%C6%B0%E1%BB%9Fng_c%E1%BB%A7a_con_t%C3%B4i_do_suy_dinh_d%C6%B0%E1%BB%A1ng

Đảm bảo đứa trẻ thường xuyên được ăn đầy đủ. Ngoài việc bú sữa mẹ, trẻ 6-8 tháng tuổi cần ăn thêm hai đến ba bữa mỗi ngày và bắt đầu từ tháng thứ 9 thì từ ba đến bốn bữa mỗi ngày. Những món ăn vặt bổ dưỡng bổ sung, ví dụ như một miếng trái cây hoặc bánh mì với bơ quả hạch, có thể cần cho một hoặc hai bữa mỗi ngày. Trẻ chậm phát triển hoặc tàn tật có thể cần thêm sự trợ giúp và thời gian để cho ăn.

Đảm bảo trẻ ăn đầy đủ. Trẻ 6-8 tháng tuổi lúc đầu cần 2-3 thìa đầy thức ăn, dần dần tăng lên đến 1/2 bát (250 ml), ở mỗi bữa ăn. Trẻ 9-12 tháng tuổi cần 1/2 bát mỗi bữa ăn. Trẻ 12-23 tháng tuổi cần 3/4 bát đến 1 bát của "món ăn trong gia đình" mỗi bữa ăn. Trẻ 2 tuổi trở lên cần ít nhất nguyên 1 bát mỗi bữa ăn. Nếu trẻ ăn hết và muốn ăn thêm, cần phải cho thêm. Nếu trẻ có vẻ như không thích hương vị của một thực phẩm nào đó, hãy đưa ra những thực phẩm khác. Những thực phẩm mới cần được cho làm quen dần dần.

Đảm bảo bữa ăn của trẻ có đủ những thực phẩm cho sự "tăng trưởng" và "năng lượng". Thực phẩm giúp cho sự phát triển của trẻ là hạt đậu, quả hạch, thịt, cá, trứng, sản phẩm từ sữa, các loại hạt và quả đậu. Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc động vật trong khẩu phần là đặc biệt quan trọng. Một lượng dầu nhỏ có thể bổ sung năng lượng. Dầu cọ đỏ hoặc các loại dầu bổ sung vitamin ăn được khác là những nguồn năng lượng tốt. Những thực phẩm "tăng trưởng" chất lượng cao đặc biệt quan trọng để đảm bảo trẻ em đạt được chiều cao và cân nặng thích hợp. Những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao chế biến sẵn hoặc món ăn vặt nhiều đường không giàu vitamin, và khoáng chất và những chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể khiến trẻ tăng quá nhiều cân mà không phát triển chiều cao tương ứng.

Chăm sóc đặc biệt cho trẻ bị bệnh. Trẻ bị bệnh được khuyến khích ăn những bữa nhỏ, thường xuyên. Trẻ cần được cho bú thường xuyên hơn. Sau khi khỏi bệnh, trẻ cần ăn nhiều hơn bình thường để lấy lại cân nặng bị mất và bổ sung năng lượng và thực phẩm. Nếu trẻ thường xuyên bị bệnh, cần cho đến chuyên gia sức khỏe để kiểm tra.

Đảm bảo trẻ ăn đủ thực phẩm chứa vitamin A. Sữa mẹ giàu vitamin A. Thực phẩm khác chứa vitamin A là gan, trứng, sản phẩm từ sữa, dầu cọ đỏ, rau hay trái cây có màu cam và vàng, và rau xanh. Nếu không thể cung cấp những loại thực phẩm này đầy đủ, trung tâm chăm sóc sức khỏe có thể cho trẻ vitamin A bổ sung (dạng viên hay si rô) mỗi bốn tới sáu tháng.

Nếu dùng sữa thay thế, nên được đựng trong một cái ly sạch, thoáng hơn là trong bình.

Đảm bảo thức ăn được giữ sạch. Nếu không, trẻ sẽ bị bệnh. Thức ăn sống cần được rửa hoặc nấu với nước sạch từ nguồn an toàn. Thức ăn nấu chín cần được ăn ngay. Thức ăn thừa cần được bảo quản cẩn thận và hâm nóng lại hoàn toàn.

Nước sạch là cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Nước phải có nguồn gốc an toàn và được giữ trong bình kín sạch cả bên trong lẫn bên ngoài. Nước uống sạch có thể lấy từ nguồn thường xuyên được bảo trì, kiểm tra và khử trùng bằng clo như ống nước, vòi nước công cộng, giếng ngầm, giếng đào được bảo vệ, suối được bảo vệ hoặc nước mưa. Nếu nước được hút từ ao, sông, suối, giếng hay bể chứa không được bảo vệ, cần được lọc. Có thể sử dụng một số biện pháp xử lý nước tại nhà như đun sôi, lọc, thêm clo hoặc khử trùng bằng ánh mặt trời theo hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe hoặc văn phòng có chuyên môn.

Đảm bảo phân được chứa ở trong nhà sinh hoặc được chôn. Có rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc thay thế bằng tro và nước, sau khi sử dụng nhà vệ sinh không? Nếu không, trẻ có thể bị thường xuyên bị nhiễm giun và các loại bệnh khác. Trẻ bị nhiễm giun cần uống thuốc tẩy giun theo khuyến nghị của chuyên gia sức khỏe.

Nếu trẻ nhỏ thường xuyên bị để một mình hoặc được đứa trẻ lớn hơn chăm sóc, trẻ nhỏ cần nhiều sự chú ý và tương tác từ người lớn hơn, đặc biệt trong bữa ăn.

Sources