Khi nào nên ngưng cho con bú
Đứa trẻ được sẵn sàng cho cách ăn khác khi:
Giữa 6 tháng và 1 năm, nên cho con bú mỗi khi đứa trẻ muốn. Không cho ăn thức ăn khác trước 4 tháng. Ngay cả khi trẻ đang ăn thức ăn khác, nó vẫn cần nhiều sữa mẹ như trước. Cho ăn thức ăn khác sau khi bú, đầu tiên 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Bắt đầu với thức ăn mềm, nhẹ như là ngũ cốc hoặc cháo. Một số phụ nữ trộn những thức ăn này với sữa mẹ. Bạn không cần dùng loại ngũ cốc trẻ em đắt tiền.
Nếu đứa trẻ tỏ ra không vui vẻ hoặc được không nuôi tốt bằng sữa mẹ, và giữa 4 đến 6 tháng tuổi, có thể đơn giản chỉ cần cho bú nhiều hơn để vú mẹ có thể tạo ra nhiều sữa hơn. Người mẹ nên cho bú thường xuyên như trẻ muốn trong khoảng 5 ngày. Nếu đứa trẻ vẫn không vui, thì người mẹ nên thử thức ăn khác: đầu tiên nghiền thật mịn tất cả thức ăn cho đến khi đứa bé có thể tự nhai. Dùng tách hoặc chén bát và muỗng để cho trẻ ăn.
Nên cho trẻ ăn thường xuyên - khoảng 5 lần mỗi ngày. Mỗi ngày, nên cho chúng ăn một số loại thức ăn chính (cháo, bắp, lúa mì, gạo, kê, khoai tây, khoai mì), trộn với thức ăn giúp kiến tạo cơ thể (đậu, hạt nghiền mịn, trứng, phô mai, thịt hoặc cá), rau củ có sáng màu và trái cây, và thức ăn giàu năng lượng (hạt nghiền mịn, muỗng đầy dầu ăn, bơ thực vật hoặc chất béo nấu ăn). Bạn không cần phải nấu 5 lần mỗi ngày. Có thể làm sẵn một số bữa ăn dạng thức ăn dặm đông lạnh.
Hãy thêm mỗi lần một thức ăn mới. Đến khoảng từ 9 tháng đến 1 năm, đứa bé có thể ăn hầu hết các loại thức ăn dùng trong gia đình nếu chúng được cắt nhỏ và làm cho dễ ăn.
Ngay cả ở năm thứ hai, sữa mẹ tiếp tục bảo vệ đứa trẻ chống lại nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe khác. Nếu có thể, bạn tiếp tục cho con bú cho đến khi đứa bé được ít nhất 2 tuổi, ngay cả khi bạn có thêm đứa trẻ khác. Hầu hết trẻ sẽ tự ngưng bú mẹ từ từ.